Bán hàng có giá trị bao nhiêu phải lập hóa đơn?

Khi bán hàng, không phải trường hợp nào người bán cũng phải lập hóa đơn. Bán hàng có giá trị bao nhiêu phải lập hóa đơn? Taxkey sẽ giúp quý khách hàng giải đáp thắc mắc về vấn đề này.

1. Lập hóa đơn giá trị gia tăng

Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của luật kế toán. Được áp dụng cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ. Bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động. Trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.

♣ Thời điểm xuất hóa đơn: 

Thời điểm xuất hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua. Không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Thời điểm xuất hóa đơn khi cung ứng dịch vụ là ngày lập hóa đơn giá trị gia tăng. Là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ. Không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

>>>Xem thêm:

Thời điểm xuất hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng hóa, dịch vụ  

Nguyên tắc lập hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng hóa, dịch vụ   

2. Bán hàng có giá trị bao nhiêu phải lập hóa đơn?

Pháp luật lấy điểm mốc để lập hóa đơn là 200.000 đồng. 

2.1. Bán hàng có giá trị từ 200.000 đồng trở lên

Điểm b Khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC:

“Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.”

Theo đó, khi bán hàng hóa, dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên, người bán bắt buộc phải lập hóa đơn. Cho dù người mua có lấy hóa đơn hay không lấy hóa đơn, người bán vẫn phải lập hóa đơn.

>>>Xem thêm: Cách viết hóa đơn giá trị gia tăng khi khách hàng không lấy hóa đơn   

2.2. Bán hàng có giá trị dưới 200.000 đồng

Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không bắt buộc phải lập hóa đơn. Nếu người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn, người bán sẽ phải lập hóa đơn.

Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn, người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ.

Bảng kê phải có các nội dung sau: Tên; Mã số thuế và địa chỉ của người bán, Tên hàng hóa, dịch vụ; Giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra; Ngày lập, Tên và chữ ký người lập Bảng kê.

Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày. (Theo mẫu số 5.6 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC).

Đến cuối ngày, người bán sẽ xuất 1 hoá đơn theo bảng kê đã lập.

>>>Xem thêm: Cách viết hóa đơn giá trị gia tăng kèm theo bảng kê chi tiết   

Hy vọng bài viết đã giúp khách hàng đã hiểu được phần nào về việc bán hàng có giá trị bao nhiêu phải lập hóa đơn. Nếu khách hàng còn có thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi.

Taxkey cung cấp dịch vụ kế toán thuế chuyên nghiệp.  

Comments are closed.