Hướng dẫn cách xử lý hóa đơn hàng bán bị trả lại

Khi bán hàng giao cho khách, người bán sẽ phải lập hóa đơn trong từng trường hợp. Vậy, khi khách hàng trả lại hàng hóa, người bán sẽ phải ghi hóa đơn như thế nào? Taxkey sẽ hướng dẫn cách xử ký hóa đơn hàng bán bị trả lại.

1. Thời điểm xuất hóa đơn 

– Đối với hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua. Kông phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

– Đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ. Không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

– Đối với hoạt động cung cấp điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình: Thực hiện chậm nhất không quá bảy (7) ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ. Hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ thỏa thuận giữa đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình với người mua.

>>>Xem thêm :

Thời điểm xuất hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng hóa, dịch vụ

Những nội dung trên hóa đơn giá trị gia tăng đã lập

2. Cách xử lý hóa đơn hàng bán bị trả lại

Hàng hóa bị trả lại không còn quá xa lạ trong chuyện kinh doanh buôn bán. Trong trường hợp này, người bán sẽ phải làm như thế nào? 

Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, người bán đã xuất hóa đơn, người mua đã nhận hàng. Nhưng sau đó người mua phát hiện hàng thiếu quy cách, chất lượng thì sẽ trả lại một phần hay toàn bộ hàng hóa. Khi xuất hàng hóa trả lại cho người bán, người mua phải lập hóa đơn. Trên hóa đơn ghi rõ hàng hóa trả lại người bán do không đủ quy cách, chất lượng, tiền thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp người mua là đối tượng không có hóa đơn, khi trả ại hàng hóa, bên mua và bên bán phải lập biên bản. Trong đó ghi rõ số lượng, giá trị hàng hóa bị trả lại không có thuế giá trị gia tăng, thuế giá trị gia tăng; lý do trả lại hàng và bên bán thu hồi hóa đơn đã lập.

>>> Xem thêm: Cách viết hóa đơn giá trị gia tăng khi khách hàng không lấy hóa đơn

3. Kê khai thuế với những hàng bán bị trả lại

3.1. Trường hợp chưa kê khai thuế 

Trường hợp hàng bán bị trả lại trong kỳ, chưa kê khai thuế, hai bên lập biên bản trả lại hàng, trả lại hóa đơn cho bên bán. Điều này đồng nghĩa với việc không phải thực hiện kê khai thuế. 

Bên mua có thể xuất hóa đơn trả lại hàng. Khi xuất hóa đơn trả lại hàng bên mua, chỉ kê khai hóa đơn sử dụng, mà không kê khai thuế. 

3.2. Trường hợp đã kê khai thuế hàng bán bị trả lại.

Căn cứ vào hóa đơn xuất trả hàng, bán kê khai: 

giảm doanh thu bán hàng và thuế giá trị gia tăng đầu ra. 

Căn cứ vào hóa đơn xuất trả hàng, bên mua kê khai:

giảm doanh thu mua hàng và  thuế giá trị gia tăng được khấu trừ theo hóa đơn trả lại hàng. 

báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của tờ hóa đơn trả lại hàng

>>>Xem thêm: Cách viết hóa đơn có nhiều hàng nhiều dòng.

Nếu khách hàng có thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi.

Comments are closed.