Cách viết hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng, dịch vụ, xây dựng

Viết hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng, dịch vụ, xây dựng như thế nào mới đúng? Cách viết hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng, dịch vụ, xây dựng? Cùng Taxkey tìm hiểu.

1. Nguyên tắc lập hóa đơn

Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh chỉ được lập và giao cho người mua hàng hóa, dịch vụ các loại hóa đơn.

Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ.

Hóa đơn được lập một lần thành nhiều liên.

Hóa đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn.

>>>Xem thêm: Nguyên tắc lập hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng hóa, dịch vụ

2. Cách viết hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng hóa, dịch vụ, xây dựng

2.1. Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn

Có thể hiểu đây là thời điểm xuất hóa đơn.

Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua. Không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ. Không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành. Không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

>>>Xem thêm: Thời điểm xuất hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng hóa, dịch vụ  

2.2. Tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán”, “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua”

“Mã số thuế”: Viết chính xác mã số thuế của bên mua và bên bán.

“Tên, địa chỉ”:  ghi tên đầy đủ hoặc tên viết tắt theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế. 

Trường hợp tên, địa chỉ của người bán hoặc người mua quá dài, trên hóa đơn người bán được viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng.

2.3. Tiêu thức “Hình thức thanh toán”

– Nếu thanh toán bằng tiền mặt: Ghi “TM”

– Nếu chuyển khoản: Ghi “CK”

– Nếu chưa biết rõ hình thức thanh toán: Ghi “TM/CK”

Lưu ý: Đối với hàng hoá dịch vụ có tổng trị giá thanh toán từ 20 triệu đồng trở lên. Thì bên mua bắt buộc phải thanh toán bằng chuyển khoản. Để được khấu trừ thuế cũng như tính vào chi phí hợp lý khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.

2.4. Tiêu thức “Số thứ tự, tên hàng hóa, dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền”

“Số thứ tự”: Ghi lần lượt số thứ tự của từng mặt hàng.

“Tên hàng hoá dịch vụ”: Viết đầy đủ tên hàng hoá dịch vụ như lúc nhập

+ Nếu người bán quy định mã hàng hóa, dịch vụ để quản lý: Thì khi ghi hóa đơn phải ghi cả mã hàng hóa và tên hàng hóa.

+ Với hàng hóa cần phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu: Thì phải ghi trên hóa đơn các loại số hiệu, ký hiệu đặc trưng của hàng hóa mà khi đăng ký pháp luật có yêu cầu. (Ví dụ: Số khung, số máy của ô tô, mô tô; địa chỉ, cấp nhà, chiều dài, chiều rộng, số tầng của ngôi nhà hoặc căn hộ…)

+ Các loại hàng hóa, dịch vụ đặc thù như điện, nước, điện thoại, xăng dầu, bảo hiểm…Được bán theo kỳ nhất định thì trên hóa đơn phải ghi cụ thể kỳ cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

“Đơn vị tính”: Ghi đơn vị tính tương ứng với từng mặt hàng như khi nhập.

“Số lượng”: Điền số lượng hàng hoá, dịch vụ

“Đơn giá”: Ghi đơn giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng

“Thành tiền” = “Số lượng” x “Đơn giá”

Lưu ý: 

Sau khi điền xong hết cột thành tiền, nếu còn thừa dòng, gạch bỏ phần trống còn lại.

Gạch chéo từ trái qua phải hoặc từ phải qua trái. 

Gạch ngang từ tiêu thức” Số thứ tự, tên hàng hoá dịch vụ” tiếp nối gạch chéo các tiêu thức “đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền”. Thông thường kế toán hay sử dụng cách gạch này.

>>>Xem thêm: Cách viết hóa đơn có nhiều hàng nhiều dòng

2.5. Chỉ tiêu “Cộng tiền bán hàng hóa, dịch vụ”

Dòng này được xác định bằng tổng số tiền ở cột “Thành tiền”.

2.6. Chỉ tiêu “Số tiền viết bằng chữ”

Viết đúng số tiền ở chỉ tiêu “Cộng tiền bán hàng hóa, dịch vụ”bằng chữ. 

2.7. Tiêu thức “Người mua hàng (Ký, ghi rõ họ tên)”

Người đi mua hàng ký.

Hiện nay công nghệ phát triển, khách hàng không phải mua hàng trực tiếp nữa. Họ có thể mua hàng qua điện thoại, qua mạng, FAX. Với những trường hợp này, người mua hàng không nhất thiết phải ký, ghi rõ họ tên trên hoá đơn mà chỉ cần người bán ghi rõ là bán hàng qua điện thoại, qua mạng, FAX.

Khi lập hóa đơn cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký của người mua nước ngoài.

2.8. Tiêu thức “Người bán hàng (Ký, đóng dấu ghi rõ họ, tên)”

Thủ trưởng đơn vị sẽ ký vào chỉ tiêu này.

Nếu thủ trưởng đơn vị không ký thì phải có giấy uỷ quyền của thủ trưởng đơn vị cho người trực tiếp bán hàng ký. Ghi rõ họ tên trên hoá đơn. Và đóng dấu công ty vào phía trên bên trái của tờ hoá đơn (Đóng dấu treo).

>>>Xem thêm: Những nội dung trên hóa đơn giá trị gia tăng đã lập

2.9. Đồng tiền trên hóa đơn

Là Đồng Việt Nam.

Trường hợp người bán được bán hàng thu ngoại tệ theo quy định, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng nguyên tệ, phần chữ ghi bằng Tiếng Việt.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách viết hóa đơn bằng ngoại tệ   

Lưu ý:

Sau khi lập hóa đơn:

– Liên 1: Lưu tại cuống

– Liên 2: Giao khách hàng

–  Liên 3: Lưu nội bộ.

Trên đây là những thông tin cơ bản về cách viết hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng, dịch vụ, xây dựng. Nếu có thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

>>>Xem thêm: Dịch vụ kế toán trọn gói uy tín nhất  

Comments are closed.