Trong quá trình sử dụng hóa đơn, kế toán có thể bị phạt nếu lập hóa đơn giữa các lên khác nhau không thống nhất. Xử phạt lập hóa đơn có các liên khác nhau không thống nhất như thế nào? Người bán, kế toán cần phải lưu ý những điều gì về vấn đề này. Cùng Taxkey tìm hiểu.
1. Lập hóa đơn giá trị gia tăng
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC, nguyên tắc lập hóa đơn gồm:
- Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh chỉ được lập và giao cho người mua hàng hóa, dịch vụ các loại hóa đơn.
- Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ
- Hóa đơn được lập một lần thành nhiều liên. Nội dung lập trên hóa đơn phải được thống nhất trên các liên hóa đơn có cùng một số.
- Hóa đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn.
Như vậy, ta có thể thấy rằng, khi lập hóa đơn, cần phải lập các liên có nội dung thống nhất.
>>>Xem thêm: Nguyên tắc lập hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng hóa, dịch vụ
2. Lập hóa đơn có các liên khác nhau không thống nhất
Việc lập hóa đơn có các liên khác nhau không thống nhất có thể được coi là hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn. Là việc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn.
Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn là việc lập khống hóa đơn; cho hoặc bán hóa đơn chưa lập để tổ chức, cá nhân khác lập khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (trừ các trường hợp được sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế bán hoặc cấp và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư này); cho hoặc bán hóa đơn đã lập để tổ chức, cá nhân khác hạch toán, khai thuế hoặc thanh toán vốn ngân sách; lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc; lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên; dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác.
>>>Xem thêm: Cách nhận biết hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp, hợp lệ, hợp lý
3. Xử phạt lập hóa đơn có các liên khác nhau không thống nhất
Căn cứ theo Thông tư 10/2014/TT-BTC, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn. Trừ hành vi được nêu tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC.
Và có thể bị xử phạt về hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo Thông tư 166/2013/TT-BTC. Người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định của pháp luật bị xử phạt theo số lần tính trên số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận. Có thể bị phạt tiền từ 1 lần đến 3 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi phạm. Ngoài ra còn bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là nộp đủ số tiền thuế trốn, gian lận vào ngân sách nhà nước.
>>>Xem thêm: Mức phạt vận chuyển hàng hóa trên đường không có hóa đơn
Trên đây là những thông tin cơ bản về xử phạt lập hóa đơn có các liên khác nhau không thống nhất. Nếu khách hàng còn có thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi. Ngoài ra, Taxkey cung cấp dịch vụ kế toán thuế trọn gói uy tín, khách hàng có thể tham khảo thêm.
Comments are closed.